Tổng quan Đồ gốm Bolesławiec

Trong nhiều thế kỷ, một trong những loại hình nghệ thuật hàng đầu ở Trung Âu là đồ gốm và Gốm được tạo ra ở vùng Silesia của Ba Lan. Các đồ gốm sứ bền và hữu dụng, màu trắng kem và xanh dương là những đặc điểm đặc trưng và dễ nhận biết. Đồ gốm sứ và đồ gốm là một phần xác định bản sắc của thành phố Bolesławiec. Thị trấn này cũng thường được gọi là Miasto Ceramiki (Thị trấn gốm sứ).[4] Không thể nhắc đến thị trấn mà không đề cập đến đồ gốm sứ đã được sản xuất ở đây từ hơn một ngàn năm. Đây là niềm tự hào lớn của cư dân thành phố này.

Nghệ thuật gốm sứ đã từ lâu gắn bó với Bolesławiec, một thị trấn nằm ở Silesia - vùng đất bị giằng xé trong lịch sử của Châu Âu. Các tác phẩm gốm sứ có tên là gốm Boleslawiec, hoặc đôi khi chúng được gọi bằng cái tên Đức: gốm Bunzlau hay gốm Bunzlauer.[5] Gần đây, nghệ thuật gốm sứ Boleslawiec lại hồi sinh và trở nên phổ biến ở Mỹ.[6]

Yếu tố địa lý tạo điều kiện thuận lợi trong làm đồ gốm sứ vì khu vực này có nhiều trầm tích đất sét tự nhiên; ngày nay đất sét vẫn còn được khai thác sử dụng.[7] Lượng đất sét ở đây khá dồi dào và có chất lượng tốt với hàm lượng fenspat và silic cao, và được xếp vào loại đồ sành sứ sau khi nung. Được nung ở nhiệt độ rất cao, khoảng 1100-1300 độ C. Đất sét có màu nâu đến xám, và có kết cấu thô so với vật liệu sét sợi là sứ.[8] Đồ gốm sứ chắc, có bề ngoài giống thủy tinh và rỗng khi nung. Có thể tráng men và nung lại sản phẩm để tạo ra bề mặt kín nước. Ngoài ra còn có một loại nước áo độc đáo được kết hợp với cơ sở cung cấp gốm Bolesławiec để cho ra các sản phẩm màu nâu có bề mặt bóng.[1][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Bolesławiec http://www.adamsimports1.com/Video.html http://www.adamsimports1.com/links/potteryhistory.... http://ceramikawiza.com/en http://www.polartcenter.com/Boleslawiec_Polish_Pot... http://www.wholesale-products-poland.com/wiza-poli... http://www.muzeum.boleslawiec.net/en/site http://polska.pl/tourism/urban-tourism/boleslawiec... https://web.archive.org/web/20110121201606/http://... https://web.archive.org/web/20110122204043/http://... https://web.archive.org/web/20131019103554/http://...